X

Tuyển chọn đề thi và đáp án HSG Hóa học 10 năm 2020

Rate this post

Tuyển tập đề thi và đáp án đề thi HSG HÓA 12 – 2020
Đây là các đề thi HSG Hóa học 10 và đáp án chi tiết năm học 2019 – 2020 dành cho học sinh lớp 10 sưu tầm từ các các tỉnh trong cả nước . Tất cả để các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo, ôn luyện chuẩn bị tốt nhất và đạt giải cao trong các kì thi HSG


Xem tài liệu tại đây Tập 1

Xem tài liệu tại đây Tập 2

Gồm các đề tuyển chọn các năm 2018-2019 và 2019- 2020

Để duy trì và động viên đội ngũ các bạn biên tập trong Clb. CLB thu chút phí trên mỗi bộ bộ đề. Các bạn vui lòng ủng hộ Clb nha. xin cảm ơn

Ghi chú: Quý thầy, cô hoặc bạn
đọc muốn liên hệ với Clb HSG, vui lòng gửi về:
+ Fanpage: ĐỀ Thi Học Sinh Giỏi

+ Nhắn tin vào SDT: 0898.666.919

Tài liệu gồm 389 trang

Tài liệu gôm 40 đề tuyển chọn

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN   ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10 NĂM HỌC: 2018 – 2019 Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) Ngày thi: …………….  

Câu 1.(3 điểm)

 1. Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 28. Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X vào bình kín có V2O5 rồi nung nóng đến 4500C. Sau một thời gian phản ứng, làm nguội bình rồi cho toàn bộ các chất thu được đi qua dung dịch BaCl2 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 17,475 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng oxi  hóa SO2 thành SO3.

  2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 40%, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 170,4 gam muối khan. Tính m.

Câu 2. (2 điểm)

        Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electrom

         a. Cr2S3  +  Mn(NO3)+  K2CO3                    K2CrO4  +  K2SO4  +  K2MnO4  + NO  +  CO2

         b. P  +  NH4ClO4                           H3PO4  +  N2  +  Cl2  +  …  

         c. FexOy  +  HNO3                            …  +  NnOm  +  H2O

Câu 3(3 điểm).

     Hợp chất A có công thức MX2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân của M có n – p =  4; của X có n = p, trong đó n, n, p, p là số nơtron và số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58. Viết kí hiệu nguyên tử của M, X và cấu hình electron M 2+

Câu 4(3 điểm)

         a.  Nguyên tử vàng có bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44AO và 197g/mol. Biết rằng khối lượng riêng của vàng kim loại là 19,36g/cm3. Hỏi các nguyên tử vàng chiếm bao nhiêu % thể tích trong tinh thể ? (cho N = 6,02.1023)

          b. Viết công thức cấu tạo các chất sau: HClO4, H3PO3, NH4NO3, H2SO4

Câu 5 (3 điểm)

 Cho vào nước dư 3g oxit của 1 kim loại hoá trị 1, ta được dung dịch kiềm, chia dung dịch làm hai phần bằng nhau:

   – Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với 90 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng dung dịch làm quỳ tím hoá xanh.

   – Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch HCl 1M sau phản ứng dung dịch không làm đổi màu quỳ tím

  1. Tìm công thức phân tử oxit
  2. Tính V

       (Cho: Ba = 137; Li = 7; Na = 23; k = 39; Rb = 85; Cs = 133)

Câu 6(3 điểm)

    3,28g hỗn hợp 3 kim loại A, B, C có tỉ lệ số mol tương ứng là 4 : 3: 2 và có tỉ lệ khối lượng nguyên tử tương ứng là 3 : 5 : 7. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 3 kim loại trên trong dung dịch HCl dư thì thu được 2,0161 lít khí (đktc) và dung dịch A

  1. Xác định 3 kim loại A, B, C, Biết rằng khi chúng tác dụng với axit đều tạo muối kim loại hoá trị 2
  2. Cho dung dịch xút dư vào dung dịch A, đun nóng trong không khí cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính lượng kết tủa thu được, biết rằng chỉ có 50% muối của kim loại B kết tủa với xút

(cho: Ca = 40; Mg = 24; Fe = 56; Ni = 5; Sn = 118; Pb = 207; H = 1; O = 16)

Câu 7(1,5 điểm)

     Hoà tan 46g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước thì thu được dung dịch (D) và 11,2 lít khí (đktc). Nếu cho thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản ứng chưa kết tủa hết Ba. Nếu cho thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản

ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm

Câu 8( 1,5đ):

         Thiết bị điều chế khí Y từ chất X trong phòng thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

a. Cho biết phương pháp điều chế khí Y và nguyên tắc điều chế Y.

b. Khí Y, chất X có thể là cặp chất nào trong chương trình hóa học 10 trở xuống. Viết phương trình phản ứng hóa học cụ thể.

                    (Cho: Ba = 137; Li = 7; Na = 23; k = 39; Rb = 85; Cs = 133)

(Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn, giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)

Hoc sinh gioi:
Đề thi khác