Đáp án đề thi chọn đội tuyển HSG THPT dự thi cấp quốc gia năm 2019-20120 môn Lịch sử tỉnh Đồng Tháp
Trong bài viết này xin giới thiệu đáp án đề thi chọn đội tuyển HSG THPT dự thi cấp quốc gia năm 2019-20120 môn Lịch sử tỉnh Đồng Tháp. Đề thi chọn đội tuyển HSG THPT dự thi cấp quốc gia năm 2019-20120 môn Lịch sử tỉnh Đồng Tháp giúp các em ôn luyện và thi HSG môn Lịch sử đạt kết quả cao,đồng thời đề thi cũng là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy HSG. Hãy tải ngay đề và đáp án đề thi HSG môn Lịch sử. Đề thi HSG nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công
Câu 1. (3.0 điểm)
Phân tích nguyên nhân thắng lợi và đặc điểm của Khởi nghĩa Lam Sơn. Từ đó, anh/chị có nhận xét gì về sự nghiệp giải phóng đất nước của Khởi nghĩa Lam Sơn.
a) Nguyên nhân thắng lợi
– Nhân dân Đại Việt vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống đoàn kết, tạo thành nội lực to lớn đánh thắng kẻ thù thống trị;
– Bộ Chỉ huy của Khởi nghĩa có tầm nhìn, có mưu lược, quyết sách đúng đắn, sáng tạo.
b) Đặc điểm của Khởi nghĩa Lam Sơn
– Tính chính nghĩa: Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong điều kiện nhân dân Đại Việt bị ách cai trị vô cùng hà khắc, tàn bạo của Nhà Minh;
– Tính nhân dân: Cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó có nhiều hào kiệt tài giỏi, uy tín;
– Từ chỗ xuất phát một địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, kết thúc rất độc đáo bằng nghị hoà, giành lại nền độc lập dân tộc;
– Trong vòng 10 năm khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn từ chỗ chưa có nơi đứng chân vững chắc, bị quân Minh liên tục bao vây, cô lập đến chỗ có nơi đứng chân vững chắc, lập nên nghiệp lớn;
– Nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo: “đánh vào lòng người”, dựa vào dân, “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” như du kích, phục kích, vận động chiến, vây thành diệt viện, dụ hàng và kết thúc chiến tranh một cách độc đáo bằng Hội thề Đông Quan…
c) Nhận xét về sự nghiệp giải phóng đất nước của Khởi nghĩa Lam Sơn
+ Đây là một cuộc khởi nghĩa gian khổ, lâu dài, nhưng cuối cùng đã đánh đổ ách thống trị của nhà Minh, âm mưu xâm lược trở lại của chúng;
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn góp phần bồi đắp thêm truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc; góp phần sinh động cho “bức tranh” dựng nước và giữ nước của dân tộc, với những nghệ thuật chiến tranh độc đáo, sáng tạo;
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tạo ra nền tảng vững chắc cho sự độc lập, tự chủ lâu dài của Đại Việt; đặt cơ sở cho sự ra đời một nhà nước quân chủ thịnh đạt nhất trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX.
Câu 2. (2.5 điểm)
Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945).
a) Hoàn cảnh lịch sử
+ Đầu năm 1945, chủ nghĩa phát xít liên tiếp thất bại trước quân Đồng minh. Ba vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là: nhanh chóng đánh bại các nước phát xít; tổ cức lại thế giới sau chiến tranh; phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
+ Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô). Tham dự Hội nghị có nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
b) Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta
– Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham chiến ở Châu Á chống Nhật Bản.
– Thành lập Liên hợp quốc thay cho tổ chức Hội quốc Liên nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
– Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á.
+ Ở Châu Âu, Liên Xô chiếm đóng vùng Đông Âu, Đông Đức. Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng vùng Tây Âu, Tây Đức. Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
+ Ở Châu Á, Liên Xô để tham chiến chống Nhật… Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản… Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất, dân chủ… Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Phương Tây.
Câu 3. (3.0 điểm)
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào so với thời kỳ phong kiến?
a) Sự chuyển biến về kinh tế
– Do sự du nhập của phương thức sản xuất TBCN nên nền kinh tế Việt Nam ít nhiều có chuyển biến, quan hệ kinh tế phong kiến ở nông thôn bước đầu bị phá vỡ, kinh tế hàng hóa xuất hiện, dẫn tới sự hình thành các đô thị mới (là những trung tâm công nghiệp và thương mại, khác với trung tâm đô thị thời phong kiến), hình thành những trung tâm kinh tế (vùng mỏ, vùng đồn điền… tập trung nhiều người lao động và nhiều vốn) và tụ điểm cư dân (địa bàn cư trú).
– Tuy nhiên, Pháp không du nhập hoàn chỉnh phương thức sản xuất TBCN vào Việt Nam mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến, kết hợp cả 2 phương thức bóc lột. Vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển trở thành một nước tư bản được. Nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mất cân đối, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
Chuyển biến về giai cấp xã hội
– Sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam diễn ra sâu sắc hơn.
– Xã hội Việt Nam từ chỗ có một mâu thuẫn (mâu thuẫn giai cấp, thời kỳ phong kiến) đến chỗ có hai mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản nhất).
– Cơ cấu giai cấp trong xã hội từ chỗ chỉ có hai giai cấp cơ bản (nông dân và địa chủ phong kiến) đến chỗ có nhiều giai cấp (nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân, tư sản, tiểu tư sản)
– Tư tưởng xã hội từ chỗ chỉ có một hệ tư tưởng, khuynh hướng chủ đạo (phong kiến), đến chỗ có nhiều hệ tư tưởng, khuynh hướng đan xen tồn tại: phong kiến, dân chủ tư sản, vô sản.
Nhận xét
-Sự biến đổi về kinh tế (nhất là sự biến đổi cơ cấu kinh tế) quyết định sự biến đổi về xã hội, nhất là sự phân hoá giai cấp ngày càng sâu sắc, làm cho xã hội Việt Nam có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại.
-Những giai cấp mới là cơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng mới vào Việt Nam (kể cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản), làm cho phong trào dân tộc Việt Nam mang những màu sắc mới mà các phong trào yêu nước trước kia không thể nào có được.
Những giai cấp mới cùng những hệ tư tưởng mới làm xuất hiện hai khuynh hướng tư sản và vô sản. Cả hai khuynh hướng đều cố gắng vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đó chính là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Đây là đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong thời gian 1919 – 1930.
Câu 4. (2.5 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925. Phân tích ý nghĩa của cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925).
a) Hoàn cảnh lịch sử
– Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong Cuộc trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và trào lưu cách mạng vô sản được truyền bá vào Việt Nam.
b) Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925
– Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân tuy còn lẻ tẻ và tự phát nhưng đã nói lên ý thức giai cấp đang phát triển nhanh chóng, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
Năm 1920, Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đừng đầu. Các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp trên các tàu Pháp ghé vào Hải Phòng (1919), Sài Gòn (1920) và các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở các cảng lớn Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải (1921) đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam hăng hái đấu tranh.
Từ năm 1919 đến năm 1925, có 25 cuộc đấu tranh, tiêu biểu. Năm 1922, công nhân và viên chức các cơ sở công thương của tư nhân ở Bắc Kì đòi chủ tư bản Pháp phải cho họ nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. Cũng năm này, còn có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương…
+ Tháng 8/1925, thợ máy xương Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chửa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này trở lính sang tham gian đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải cho những công nhân mất việc làm được trở lại làm việc. Sau 8 ngày bãi công, nhà chức trách Pháp phải chấp nhận tăng lượng 10% cho công nhân.
c) Ý nghĩa của cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925)
– Cuộc bãi công Ba Son thắng lợi, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào công nhân Việt Nam để công nhân Việt Nam hành động có ý thức hơn.
– Từ đây, công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng; đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị; họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản; đánh dấu công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác.
Câu 5. (3.0 điểm) a) Ghi vào bảng những nội dung phù hợp
Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên Luận cương chính trị tháng 10/1930
Đường lối chiến lược của cách mạng:Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ dịa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản—–Cách mạng Đông Dương lúc đầu làm cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ cách mạng:Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công nông bình, tổ chức quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất v.v…—–Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Lãnh đạo cách mạng:Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. —–Giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
Lực lượng cách mạng:Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tri thức, trung nông; đối với phú nông, trung và tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập.—–Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.
Quan hệ với cách mạng thế giới:Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, có quan hệ mật thiết với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.—–Cách mạng Đông Dương là một bộ phận mật thiết của cách mạng thế giới.
b) Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị là: chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Câu 6. (3.0 điểm) Phân tích điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa những điều kiện ấy, anh/chị hãy rút ra bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
a) Điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
– Khách quan:
+ Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh Nhật Bản. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
+ Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, lo sợ đến cực điểm. Kẻ thì chính của cách mạng không còn thống trị như cũ được nữa. Điều kiện khác quan cho Tổng khởi nghĩa đã đến. Thời cơ cách mạng xuất hiện.
+ Tuy nhiên, một nguy cơ mới đang dần đến. Quân đội các nước đế quốc với danh nghĩa đồng minh theo phân công của Hội nghị Pốtxđam (7/1945) chuẩn bị vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Với bản chất đế quốc họ có thể dựng ra một chính quyền tay sai trái với ý chí và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Những thế lực phản động trong nước cũng đang tìm cách thay thầy đổi chủ.
– Chủ quan:
+ Đảng Cộng sản Đông Dương đã trưởng thành qua các phong trào cách mạng, có đường lối đấu tranh đúng đắn, có quyết tâm và nghị lực lãnh đạo quần chúng giành chính quyền.
+ Quần chúng nhân dân được tập hợp, rèn luyện qua các phong trào cách mạng, nhất là Cao trào Kháng Nhật cứu nước… Quần chúng nhân dân đã sẳn sàng nổ dậy giành chính quyền.
+ Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng được chuẩn bị chu đáo. Từ đó tăng thêm thế và lực cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc.
+ Nhận được thông tin Nhật Bàn sắp đầu hàng Đồng minh, ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. Lúc 23 giờ cùng ngày, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội và đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
+ Từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông quan 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Bài học kinh nghiệm :
Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đưa nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu, nhằm tập trung lực lượng để thực hiện cho kỳ được yêu cầu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Đánh giá đúng và biết tập hợp, tổ chức lực lượng các giai cấp cách mạng, trong đó công nông là đội quân chủ lực. Trên cơ sở khối liên minh công nông, biết khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp yêu nước và tiến bộ trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.
Nắm vững và vận dụng quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phầnnông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền
Câu 7. (3.0 điểm) Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về nhận định: “Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã đưa lại những thành tựu kỳ diệu và những thay đổi to lớn trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới có những bước nhảy vọt chưa từng thấy”.
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ra đời từ những năm 40 của thế kỉ XX (từ đầu những năm 70 được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ), không chỉ là cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như ở thế kỷ XVIII mà nó kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩthuật. Cuộc cách mạng này phát triển với một tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và thu được những thành tựu kì diệu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đã và đang đưa loài người bước sang một nền văn minh mới hay còn gọi là “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh truyền tin”, “văn minh trí tuệ”.
– Những thành tựu kì diệu của cách mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất như công cụ và công nghệ, nguyên liệu, năng lượng, thông tin, vận tải,… trong đó sự thay đổi về công cụ và công nghệ có ý nghĩa then chốt.
– Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tạo ra năng suất lao động cao, qua đó không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người.
– Cách mạng khoa học – kĩ thuật với những thành tựu to lớn của nó đã khiến cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, đang hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.
– Cách mạng khoa học – kĩ thuật dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng gây nên hậu quả tiêu cực như : việc chế tạo ra những vũ khí huỷ diệt (bom nguyên tử, bom hoá học, vũ khí vi trùng, máy bay tàng hình, tên lửa vượt đại châu,…) nhằm sát hại con người và nạn ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, những bệnh tật, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,..
Những thành tựu do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tạo ra đã không ngừng nâng cao mức sống của nhân loại, tạo điều kiện cho con người tiến lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.