Tuyển chọn đề thi và đáp án HSG Ngữ Văn 9 năm 2020

Rate this post

Tuyển tập đề thi và đáp án đề thi HSG VĂN 9 – 2020

Gồm các đề tuyển chọn các năm 2018-2019 và 2019- 2020

Tài liệu gồm 200 trang

Tài liệu gôm 50 đề tuyển chọn

Xem chọn bộ đề có đáp án


Để tải đề vui lòng nhắn tin vào page để được hướng dẫn chi tiết.

Để duy trì và động viên đội ngũ các bạn biên tập trong Clb. CLB thu chút phí trên mỗi bộ bộ đề. Các bạn vui lòng ủng hộ Clb nha. xin cảm ơn

Ghi chú: Quý thầy, cô hoặc bạn
đọc muốn đóng góp tài liệu cho ban biên tập dethihsg.com, vui lòng gửi về:
+ Fanpage: ĐỀ Thi Học Sinh Giỏi

+ Nhắn tin vào SDT: 0898.666.919

Trích Tuyển tập đề thi và đáp án đề thi HSG VĂN 9 – 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9,

CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN NGỮ VĂN

Hướng dẫn chấm này có 03 trang

 
   

 

 

  1. Hướng dẫn chung:

            – Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng…) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng.

– Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.

– Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn.

– Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan, công bằng.

– Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.

  1. Hướng dẫn cụ thể:

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

6,0

Câu 1

(1,0đ)

HS nhận diện đúng thể thơ và nêu được đặc trưng cơ bản của thơ lục bát: số tiếng mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp…

1,0

Câu 2

(1,0đ)

Xác định được những danh từ chỉ địa danh như: Độc Cước, Hang Ma, Thần Phù, sông Mã, sông Chu, Pù Nọoc Cọoc, Pù Eo Cưa, núi Nưa…

1,0

Câu 3

(2,0đ)

HS nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp điệp ngữ trong 8 câu thơ đầu:

Vì sao…: cách mời gọi gợi sự tò mò, gây hứng thú cho người nghe, khiến người nghe mong được đến Thanh Hóa ngay lập tức.

Đâu cũng…: gợi sự liên tưởng về một vùng đất có nền văn hóa dân gian đặc sắc, gợi lên qua những truyền thuyết dân gian.

– Nghệ thuật điệp ngữ đã trực tiếp mở ra một vùng quê Thanh thơ mộng, giàu đặc trưng văn hóa dân gian.

 

0,5

 

0,5

 

1,0

Câu 4

(2,0đ)

Hai câu thơ giúp người đọc hiểu thêm về truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Thanh Hóa.

2,0

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

14,0

Câu 1

(4,0đ)

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn khoảng 200 chữ (khoảng 20-25 dòng), có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng tự hào về quê hương ở mỗi con người.

c. Triển khai vấn đề:

* Giải thích: Tự hào quê hương là trạng thái hài lòng, ngưỡng mộ, trân trọng và hãnh diện về những điều tốt đẹp, truyền thống quý báu, đặc trưng văn hóa… mà quê hương mình có được.

* Bàn luận:

– Tự hào về quê hương mình là một trạng thái tình cảm rất đáng quý ở mỗi con người. Tình cảm đó đã được hình thành và nuôi dưỡng tự bao đời nay và đến nay vẫn là một tình cảm cần được củng cố và phát huy đa dạng hơn nữa.

– Biểu hiện của lòng tự hào về quê hương rất đa dạng, phong phú và thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau (HS lấy dẫn chứng: yêu mái đình, con sông, cây đa, giếng nước, gìn giữ di tích lịch sử, giữ gìn tiếng nói địa phương…)

* Bài học nhận thức và hành động: Phải luôn biết tự hào về quê hương mình, tìm hiểu những vẻ đẹp còn tiềm ẩn của quê hương và nhân rộng, phát huy tình cảm đó vì đó là tình cảm rất đáng quý, đáng trân trọng, một biểu hiện rõ nét nhất về tình yêu nước. Phê phán những biểu hiện làm ảnh hưởng, hoen ố vẻ đẹp truyền thống quê hương.

 

0,5

 

0,5

 

 

 

1,0

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

1,0

Câu 2

(10,0đ)

1, Yêu cầu chung:

– Học sinh biết huy động kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phải bám sát và làm rõ ý kiến được nêu ra ở đề bài.

– Bài viết có bố cục chặt chẽ, trình bày rõ ràng, không sai lỗi chính tả và không mắc lỗi diễn đạt.

2, Yêu cầu cụ thể:

– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn được vấn đề cần bàn luận.

– Giải thích nhận định:

Thơ: thể loại văn học bộc lộ cảm xúc, tình cảm.

Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp: Ý kiến này bàn về mối quan hệ giữa thơ với con người và cuộc sống thời đại đã sản sinh ra nó. Nhưng không phải miêu tả điều đó đơn giản, máy móc mà thể hiện một cách cao đẹp, nghĩa là ca ngợi, tự hào, yêu mến… bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. Hai yếu tố con người và thời đại không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết trong cảm xúc hình tượng thơ.

– Chứng minh vấn đề: (thí sinh có thể làm nhiều cách, chẳng hạn chỉ cần làm rõ vấn đề “vẻ đẹp con người mang đậm chất thời đại” trong bài thơ, hoặc có thể tách hai phần “con người” – “thời đại”như định hướng dưới đây, nhưng phải có có sự liên hệ khăng khít )

Con người:

+ Đó là những người nông dân mặc áo lính ra trận tham gia đánh Pháp bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được, họ mang vẻ đẹp cao cả của lí tưởng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nền độc lập (Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới) và luôn lạc quan, tin tưởng (Miệng cười buốt giá).

+ Tình đồng chí là một biểu hiện cao đẹp của người lính: cùng chan hòa, sẻ chia gian lao, niềm vui để gắn bó keo sơn (đôi tri kỉ – Đồng chí…); cùng hiểu những nỗi niềm riêng thầm kín (gửi bạn thân cày, mặc kệ gió lung lay, nhớ người ra lính…); cùng  giúp nhau vượt qua gian lao, thiếu thốn (sốt run người, áo anh rách vai – quần tôi có vài mảnh vá…), để rồi (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay), đó là tình cảm xúc động, thiêng liêng của con người Việt Nam trong chiến đấu.

+ Nổi bật trong bài thơ thể hiện một cách cao đẹp tình đồng chí chính là hình ảnh Đầu súng trăng treo. Đây là một sáng tạo đặc sắc, giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn. Sức gợi liên tưởng giữa súng – chiến tranh, hiện thực khốc liệt và trăng – yên bình, mơ mộng, lãng mạn, đó là một biểu tượng đẹp về người lính cũng là kết tinh phẩm chất tâm hồn Việt Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Thời đại :

+ Vẻ đẹp của tình đoàn kết giai cấp, hình ảnh làng quê, ruộng đồng, cái nghèo… là chi tiết cuộc sống rất chân thực những năm 1948 khi tác giả viết bài thơ này (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, ruộng nương, cày, gian nhà, giếng nước, gốc đa…)

+ Trong bài thơ, người lính xuất hiện trên cái nền của hiện thực khốc liệt những ngày đầu kháng chiến trường kì (Súng bên súng, rừng hoang sương muối, chờ giặc tới…) đã thể hiện vẻ đẹp lí tưởng anh hùng của thời đại cách mạng Hồ Chí Minh.

Nghệ thuật thể hiện con người và thời đại:

+ Ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

+ Hình tượng người lính cách mạng độc đáo.

+ Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn, bay bổng.

+ Vận dụng các biện pháp tu từ đặc sắc.

+ Thể thơ và giọng điệu thủ thỉ tâm tình…

Đánh giá chung:

– Ý kiến trên rất đúng đắn vì thơ luôn lấy con người và thời đại làm cảm hứng sáng tạo. Con người chính là linh hồn của thời đại, thời đại đã tạo ra vẻ đẹp cho con người.

Đồng chí là bài thơ độc đáo viết về anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân mặc áo lính, anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh, một tượng đài tráng lệ mộc mạc, bình dị mà cao cả thiêng liêng về con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh, trường kì chống Pháp, qua đó, cảm hóa ý thức sâu sắc tuổi trẻ hôm nay về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

1,0

 

0,5

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

1,0

 

1,0

 

 

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

You may also like...