Tuyển tập đề thi vào lớp 10 Hay và khó môn Ngữ Văn năm học 2019-2020 Phần 2
Trích đề trong tuyển tập
PH ẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi – Mà sao nghe nhói ở trong tim”
(Viễn Phương); biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá. D. Hoán
dụ
Câu 2: Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần
gì?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi đáp. D.Thành phần phụ chú.
Câu 3: Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? “Về các thể văn trong lĩnh vực
văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp”?
A. Khởi ngữ B. Biệt lập tình thái C. Biệt lập cảm thán D. Biệt lập phụ
chú.
Câu 4: Về hình thức, các câu văn trong đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào
dưới đây?
A. Phép lặp, phép thế B. Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái
nghĩa
C. Phép nhân hoá D. Phép nối
Câu 5: Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A. Cá này rán thì ngon. B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông
ngồi.
C. Nam Bắc hai miền ta có nhau. D. Tôi thì tôi chịu.
Câu 6: Câu văn: “Tôi nói như gắt vào máy” (Lê Minh Khuê) thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đặc biệt B. Câu đơn C. Câu rút gọn D.
Câu ghép
Câu 7: Từ “chúng ta” trong câu: “Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”
đã bị người mời dùng sai. Chọn một trong các từ ngữ sau để thay thế?
A. Chúng mình. B. Chúng em. C. Bọn mình. D.
Bọn em.
Câu 8: Trong các từ Hán Việt sau: khai trường, khai giảng, tựu trường, nhập trường; từ
nào không đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Khai trường. B. Khai giảng. C. Tựu trường. D.
Nhập trường.
PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra
hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa
vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí!
Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là
mặt trời nung nóng.”
a. Cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có chứa đoạn văn
trên?
b. Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Phẩm chất nào của nhân vật được thể hiện qua đoạn
văn trên?
c. Từ vấn đề mà đoạn văn nêu ra, em hãy dựng một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về
lòng dũng cảm của con người.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Xem bộ tài liệu tại đây
Để xem trọn bộ Tuyển tập đề HSG Ngữ Văn 11 năm học 2019- 2020
Các bạn xem : tại đây
Để xem trọn bộ Tuyển chọn các đề Hay và Khó trong các kỳ thi HSG Ngữ văn 12 mới nhất.
Các bạn xem : tại đây
Tuyển tập đề thi và đáp án đề thi HSG VĂN 9 – 2020 tại đây
Ghi chú: Quý thầy, cô hoặc bạn
đọc muốn đóng góp tài liệu cho ban biên tập dethihsg.com, vui lòng gửi về:
+ Fanpage: ĐỀ Thi Học Sinh Giỏi
+ Nhắn tin vào SDT: 0898.666.919